Kết quả tìm kiếm cho "Vùng ĐBSCL cần triển khai đồng bộ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1319
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ vốn để nông dân phát triển, mở rộng sản xuất. Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã phát huy vai trò tích cực, tạo điều kiện để nông dân toàn tỉnh có điều kiện làm ăn, vươn lên khá giàu.
Chiều nay, 3/1, Hội đồng vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị lần thứ 5 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng.
An Giang có lợi thế địa kinh tế, địa chính trị chiến lược của vùng ĐBSCL, giữa ĐBSCL và cả nước. Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là tiền đề, nền tảng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 30 năm tới. Chính quyền kiến tạo, không gian kết nối nguồn lực đang rộng mở…
Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, đã khẳng định thành quả quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, nông nghiệp An Giang đã có những đóng góp tích cực vào thành quả chung đó.
An Giang có gần 100km biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Kandal và Takeo (Vương quốc Campuchia). Tỉnh xác định phát triển đồng bộ Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm An Giang trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh và khu vực, trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao thương quốc tế quan trọng để mở rộng hợp tác với Campuchia và khu vực Đông Nam Á; đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.
Năm 2024, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp, tỉnh An Giang đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Báo An Giang Online trân trọng giới thiệu 10 sự kiện, dấu ấn nổi bật của tỉnh trong năm 2024.
Năm mới đã về trong cơn gió mát lành mùa Xuân, mang theo rất nhiều hy vọng vào sức sống mới, thành công mới. Cùng với đó là hàng loạt thử thách, nhiệm vụ cần “chạy nước rút” hoàn thành. Điều đó buộc mọi người, mọi tổ chức phải “lên dây cót” ngay từ bây giờ, sẵn sàng tâm thế bước vào năm 2025.
Năm 2024, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Châu Phú chuyển biến tích cực.
Khép lại năm 2024, đất trời chuyển mình đón chào năm mới 2025. Trong khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng, khi những giá trị cũ nhường chỗ cho những điều mới mẻ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang không khỏi tự hào với những thành tựu đạt được trong năm qua. Bằng tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và sự sáng tạo không ngừng, tỉnh thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TX. Tân Châu xem Nghị quyết 04- NQ/TU, ngày 29/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TX. Tân Châu đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 như một “luồng gió mới” để đưa Tân Châu phát triển.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng nền nông nghiệp bền vững.